Hdvh game java by tubotocdo
[b]Phần 1: Đổi tên ứng dụng J2ME.[/b]Khi Việt hóa một số ứng dụng, việc chúng ta cần làm đầu tiên là đổi tên cho nó. Ví dụ như khi ta Việt hóa một ứng dụng tiếng Trung thì đương nhiên phải đổi tên cho nó đúng ko nào :->. Hoặc bạn có thể thêm tên mình ở tên các ứng dụng để người dùng biết đến mình. Hì
Thực ra đây chỉ là một thủ thuật nhỏ và cách làm khá đơn giản.
+ Trước tiên, các bạn cần lưu ý bản chất của JAR chính là ZIP - một loại file nén, thật bất ngờ phải không?? Do đó bạn hoàn toàn có thể dùng bất kỳ một chương trình hỗ trợ giải nén zip nào để xem và sửa nội dung cho các ứng dụng này. Kinh nghiệm cho thấy bạn nên cài Winrar vì ứng dụng này hỗ trợ zip rất mạnh, cho xem nội dung file trực tiếp và nếu là file thuộc định dạng binary thì Winrar sẽ hỗ trợ cho chúng ta xem nó dưới dạng ASCII luôn. Quá tiện lợi
+ Sau khi mở được ứng dụng jar, ta sẽ thấy nó chứa rất nhiều file và có cả thư mục. Các bạn tạm thời chú ý đến thư mục META-INF. đây là thư mục cơ bản mà bất kỳ ứng dụng J2ME nào cũng phải có. Hãy mở nó ra, bạn sẽ thấy có file MANIFEST.MF. Nó chính là file lưu trữ thông tin về ứng dụng J2ME của chúng ta. Bạn có thể mở nó bằng Notepad nhưng tốt nhất nên dùng Notepad++, chương trình hoàn toàn miễn phí, bạn có thể download bản mới nhất tại đây.
Các file MANIFEST.MF thường có nội dung như sau:
Manifest-Version: 1.0
MicroEdition-Configuration: CLDC-1.0
MIDlet-Version: 1.0
MIDlet-Icon: /icon.png
Created-By: 1.3.0_02 (Sun Microsystems Inc.)
MIDlet-Vendor: Cty ABC
MIDlet-1: Ứng dụng ABC, /icon.png, Midlet
MicroEdition-Profile: MIDP-1.0
MIDlet-Name: Ứng dụng ABC
MIDlet-Description: Việt hóa bởi Lord Kaj
Trong đó chúng ta chỉ chú ý đến một số mục như sau:
MIDlet-Vendor: Tên hãng sản xuất, nên giữ nguyên
MIDlet-Icon: Địa chỉ biểu tượng của ứng dụng trong file jar, bạn có thể thay đổi nó sang ảnh khác, lưu ý là chỉ chấp nhận định dạng png thôi nhé
MIDlet-Name: Tên của ứng dụng => đổi tên bằng cách sửa phần này
MIDlet-1: [Tên ứng dụng, sửa giống MIDlet-Name], [địa chỉ biểu tượng, sủa giống MIDlet-Icon], [tên midlet khởi điểm, phải giữ nguyên]
MIDlet-Description: Mô tả cho ứng dụng
Các mục khác không nên thay đổi
Lưu ý: Bạn hoàn toàn có thể sử dụng Unicode để sửa và lưu dưới định dạng UTF-8. Hầu hết các dòng máy hiện nay đều có font hệ thống hỗ trợ unicode nên sẽ hiển được. Bạn không cần quá lo lắng về việc này.
[red]----------------------------------------------------------------[/red]
[b]Việt hóa J2ME (phần 2) - Giới thiệu các tool cơ bản để Việt hóa game Java[/b]
- Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng các tool có sẵn và phối hợp các tool này để tự mình có thể Việt hóa các ứng dụng mobile. Sau khi các bạn sử dụng thành thạo tất cả các tool có sẵn này thì bạn đã có thể Việt hóa được khá nhiều các ứng dụng J2ME rồi đấy. Cùng tìm hiểu nhé
Trước tiên, các bạn phải có các tool sau
+ Phầm mềm giả lập Java trên máy tính: [b][url=http://www.mediafire.com/?y9w7800ec44fu]Kemulator[/url][/b]
+ Một số tools hỗ trợ Việt hóa: [b][url=http://www.mediafire.com/?7uaydz1md72914i]MobiTrans[/url][/b], [b][url=http://www.mediafire.com/?wlbx54mac09ftmj]Chinese[/url][/b], [b][url=http://www.mediafire.com/?y9w7800ec44fu]Class Editor[/url][/b].
[b]Giới thiệu về KEmulator[/b]
KEmulator là chương trình giả lập điện thoại dùng để chạy các ứng dụng java trên máy tính. Đây thực sự là một giả lập khá mạnh, nó hỗ trợ giả lập hầu hết các loại điện thoại hỗ trợ Java truyền thống như Samsung, Nokia s40, Motorola, SonyErricson,.... Hỗ trợ MIDP2, và có bộ thư viện khá đầy đủ, cho phép nó chạy tốt hầu hết các ứng dụng J2ME. Khi bắt tay vào Việt hóa ứng dụng mobile thì bạn cần chuẩn bị cho mình phần mềm này để có thể xem kết quả trực tiếp trên máy tính, không cần phải chuyển qua điện thoại...
[b]Giới thiệu về MobiTrans[/b]
Đây là một tool của Nga, có khả hỗ trợ translate nội dung của một số các ứng dụng và trò chơi thời cổ.
Nhược điểm của tool là không có kỹ thuật phân tích chuỗi, chỉ hoạt động theo một số quy tắc có sẵn, do đó nó chỉ có thể hỗ trợ được khoảng 10% số ứng dụng Java hiện nay, dễ gây lỗi. Giao diện tiếng Trung khó sử dụng. Tool cũng không hỗ trợ Unicode nên không thể Việt hóa có dấu cho các ứng dụng . Một điều đáng thất vọng nữa là tool chỉ hỗ trợ đọc từng file một nên đối với những ứng dụng có nhiều file thì rất khó để tìm ra được đúng file chứa ngôn ngữ...
[b]Giới thiệu về Chinese Translator[/b]
Là sự bổ xung cho MobiTrans, Chinese Translator đã hỗ trợ Unicode, cách sử dụng cũng dễ dàng hơn
Tuy nhiên, nó lại có nhược điểm lớn là chỉ đọc được những file *.class.
Chinese Translator hỗ trợ khá tốt các ứng dụng Trung Quốc nhưng tool này cũng chỉ hỗ trợ đọc từng file một. Theo kinh nghiệm cho thấy thì một ứng dụng Trung Quốc thường có đến hàng trăm file class, trong đó có một số file class chứa ngôn ngữ .... Đương nhiên nó sẽ giúp bạn Việt hóa được các game Trung Quốc nhưng đây thực sự là một chặng đường gian nan
[b]Giới thiệu về Class Editor[/b]
Để sử dụng được ứng dụng này, máy tính của bạn phải cài Java SE Runtime trước. Nếu máy bạn chưa cài thì có thể vào trang sau để download bản cài mới nhất[b][url=http://java.sun.com/javase/downloads/index.jsp]tại đây[/url][/b].
Thực ra, đối với việc Việt hóa ứng dụng thì Class Editor có khả năng cao hơn Chinese Translator một chút, nó hỗ trợ tốt hoàn toàn utf-8, thuận lợi cho tất cả các loại ngôn ngữ. Ngoài ra, Class Editor còn có khả năng phân tích nhiều loại dữ liệu khác ngoài dữ liệu chuỗi trong file class, rất thuận tiện trong việc can thiệp sâu vào hoạt động của các ứng dụng Java
Nhưng Class Editor vẫn còn có nhược điểm cố hữu là chỉ đọc được file class, hỗ trợ đọc mỗi lần một file....
Nguồn: tubotocdo - thaihoa.at.ua
Tag:
Bạn đến từ:
Tool tiện ích admin,KhoGame360,Blog thủ thuật,kenh380
,truyen23h
,tai hinh nen naruto,kenhpro - wap hay,vmt - wap hay, Trần Phú Hiền Blog
,truyen23h
,tai hinh nen naruto,kenhpro - wap hay,vmt - wap hay, Trần Phú Hiền Blog